Thông Tin - Làng Nghề - Mô Hình Sản Xuất Sản Phẩm Chợ Mới - An Giang

SẢN PHẨM CHỢ MỚI

Tóm tắt Một số chương trình, chính sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh an giang

TT ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
1 Nghiên cứu đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh (Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/2/2016 của UBND tỉnh)
– Các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN;

– Các đơn vị có liên quan: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…

* Yêu cầu đối với đề tài

– Đề tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật:

+ Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến có triển vọng lớn tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu, ứng dụng; được hoàn thành ở dạng mẫu và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảo hộ giống cây trồng;

+ Có phương án khả thi để phát triển công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm.

– Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Kết quả đảm bảo tạo ra được luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đối với đề tài trong các lĩnh vực khác: Sản phẩm khoa học và công nghệ đảm bảo tính mới, tính tiên tiến so với các kết quả đã được tạo ra tại tỉnh, vùng, quốc gia hoặc quốc tế thông qua các công bố trong nước và quốc tế hoặc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

* Yêu cầu riêng đối với dự án:

– Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ đã được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quả khai thác sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

– Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến đảm bảo tính ổn định ở quy mô sản xuất loạt nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất hàng loạt;

– Có khả năng huy động được nguồn kinh phí để thực hiện thông qua sự cam kết hợp tác với doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có nguồn vốn ngoài ngân sách.

 

 

2 Chương trình hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ (QĐ số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019)
– Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

– Các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN;

– Đối tượng được hỗ trợ có địa chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang. Riêng đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước.

 

– Những dự án ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, tập huấn kỹ thuật, nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm phải có tính mới, tính tiên tiến, tính hiệu quả, tính khả thi, và tính bền vững so với công nghệ cũ.

– Ưu tiên hỗ trợ các dự án có công nghệ cần chuyển giao của đơn vị trong tỉnh cho tổ chức, cá nhân trong tỉnh; các mô hình, dự án áp dụng sáng chế, sáng kiến, giải pháp hữu ích. Đồng thời, ưu tiên xem xét hỗ trợ các dự án ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

– Dự án được hỗ trợ phải mang tính khả thi và giải quyết được nhu cầu bức xúc, cấp thiết của ngành, địa phương. Đồng thời, phải phù hợp với lĩnh vực ưu tiên và danh mục hỗ trợ được xem xét. Đặc biệt, kết quả sản phẩm dự kiến phải có địa chỉ ứng dụng và chuyển giao; phải đảm bảo nguồn kinh phí đối ứng theo quy định (nếu có) và khả năng duy trì, nhân rộng dự án.

– Việc lựa chọn hộ tham gia thực hiện trong dự án: Hộ tham gia thực hiện dự án nếu chưa nghiệm thu thì không được tham gia dự án khác thuộc Quy định này (trừ trường hợp dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị).

– Các dự án hỗ trợ phải có thị trường tiêu thụ hay biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm (áp dụng đối với dự án nhân rộng mô hình).

* Đối với dự án đổi mới công nghệ:

– Tối đa đến 30% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 600 triệu đồng.

– Tối đa đến 50% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng đối với các dự án thực hiện ở các vùng KTXH khó khăn.

* Đối với DA nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả được hỗ trợ tối đa đến 30% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng.

* Dự án sản xuất thử nghiệm:

– Tối đa đến 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính giá trị còn lại hoặc chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí đầu tư thực hiện dự án), nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 700 triệu đồng;

– Tối đa đến 50% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc dự án triển khai tại địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 600 triệu đồng;

– Tối đa đến 70% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo các quy định hiện hành, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng.

* Dự án về chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyển giao sáng chế, sáng kiến, giải pháp hữu ích (không bao gồm đầu tư trang thiết bị công nghệ) tối đa đến 100%, nhưng không quá 300 triệu đồng.

* Dự án tập huấn kỹ thuật là 100%, nhưng không quá 200 triệu đồng.

3 Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp cơ sở (Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 của UBND tỉnh)
– Các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN;

– Các đơn vị có liên quan: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…

 

– Tính mới (tiên tiến): Mục tiêu nhiệm vụ cần hướng đến đối tượng và phương pháp nghiên cứu mới (như nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu phương pháp mới hay giải pháp kỹ thuật mới,…), không trùng lắp với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang thực hiện trên địa bàn;

– Tính cấp thiết: Vấn đề nghiên cứu cần hướng đến giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề bức xúc nhằm phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội ở đơn vị cơ sở;

– Tính khả thi: Có khả năng huy động nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất từ chính tổ chức (được giao thực hiện) và từ các nguồn hợp pháp khác. Có thị trường tiêu thụ sản phẩm, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rõ ràng.

– Năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở có thể đáp ứng được;

– Có địa chỉ ứng dụng rõ ràng và nơi nhận kết quả để ứng dụng phải có địa chỉ trên địa bàn tỉnh và phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với sản phẩm.

Mức hỗ trợ 50% trên tổng kinh phí thực hiện,
nhưng không quá 60 triệu/đề tài
4 Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang (Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 14/8/2018)
–       Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh AG (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác, HTX, hộ kinh doanh cá thể.

–       Hỗ trợ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu (đăng ký trong nước và quốc tế).

–       Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản trí tuệ hoặc được Nhà nước ủy quyền quản lý tài sản trí tuệ.

–    Đối với nhãn hiệu: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đăng ký  và đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ; Ưu tiên các nhãn  hiệu đặc sản đã được xây dựng trong các giai đoạn 2006 – 2015  chưa đưa vào khai thác sử dụng, quản  lý, phát triển;

–    Đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp: Tổ chức, cá

nhân phải đăng ký và được cấp bằng bảo hộ độc quyền.

–    Đối với chỉ dẫn địa lý có chỉ đạo, đề xuất đối với sản phẩm đặc thù của tỉnh An Giang và sẽ được hỗ trợ kinh phí từ lúc triển khai cho đến khi được cấp giấy chứng nhận.

–    Những đối tượng đã được hỗ trợ từ các chương trình khác có nguồn từ ngân sách nhà nước thì không xem xét hỗ trợ.

 

* Đăng ký trong nước:

a) Hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Không quá 6,5 triệu đồng/01 sáng chế; 01 triệu đồng/01 nhãn hiệu; 1,4 triệu đồng/01 kiểu dáng công nghiệp.

– Đối với nhãn hiệu cá thể: Số lượng hỗ trợ không quá 10 văn bằng/cơ sở, 80 văn bằng/doanh nghiệp.

– Đối với kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích: Số lượng hỗ trợ không quá 05 văn bằng/ tổ chức hoặc cá nhân.

b) Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:

– Hỗ trợ không quá 05 văn bằng/tổ chức;

– Hỗ trợ 05 triệu đồng/nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, được chia hỗ trợ làm hai lần, 50% hỗ trợ chi phí đăng ký ban đầu và 50% còn lại được hỗ trợ sau khi được cấp giấy chứng nhận.

c) Hỗ trợ chi phí xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc thù của tỉnh An Giang theo yêu cầu đề xuất cần thiết của đơn vị và đề xuất đó phải được sự đồng ý của UBND tỉnh (có kế hoạch nội dung, dự trù kinh phí từ lúc triển khai xây dựng, tổ chức quản lý và khai thác phát triển cho đến khi được cấp giấy chứng nhận).

* Đăng ký tại nước ngoài:

Chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu cá thể và sáng chế; thực hiện hỗ trợ 01 lần cho từng đối tượng/sản phẩm, dịch vụ; định mức hỗ trợ không quá 50% tổng lệ phí và không vượt quá 50 triệu đồng/quốc gia tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc, không vượt quá 12 triệu đồng/quốc gia tại Châu Á (trên cơ sở biên lai thu lệ phí, hợp đồng tổ chức tư vấn) đăng ký:

a) Các nước Châu Á: Không quá 05 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế/tổ chức, cá nhân.

b) Các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc: Không quá 05 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế /tổ chức, cá nhân.

5 Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2025 (Kế hoạch số 573/KH-UBND ngày 28/9/2021)
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang, ưu tiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chủ lực, các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Để được hỗ trợ, các đối tượng được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có địa chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang;

– Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký;

 

a) Đối với hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP),…:

– 100% chi phí tư vấn áp dụng, không vượt quá 70.000.000 đồng/hệ thống;

– 100% chi phí đánh giá chứng nhận lần đầu, không vượt quá 50.000.000 đồng/hệ thống;

– Hỗ trợ không quá 01 hệ thống/doanh nghiệp/năm.

b) Đối với hỗ trợ áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng:

– 100% chi phí tư vấn áp dụng, không vượt quá 70.000.000 đồng/công cụ;

– Hỗ trợ không quá 01 công cụ/doanh nghiệp/năm.

c) Đối với hỗ trợ đăng ký sử dụng mã số mã vạch: 100% phí đăng ký cấp mã số mã vạch lần đầu, không quá 2.000.000 đồng/doanh nghiệp.

d) Đối với hỗ trợ áp dụng các giải pháp về hệ thống truy xuất nguồn gốc: 100% chi phí đăng ký lần đầu sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc trên nền tảng chung, không quá 8.000.000 đồng/doanh nghiệp.

đ) Hỗ trợ chi phí tham dự và khen thưởng đối với những doanh nghiệp đạt Giải vàng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, cụ thể:

– Giải vàng Chất lượng Quốc gia: 40.000.000 đồng/lần.

– Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: 30.000.000 đồng/lần.

6 Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang (Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018)
– Huấn luyện viên, cán bộ quản lý KNĐMST của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tại AG.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST trên địa bàn tỉnh.

– Tổ chức hỗ trợ ươm tạo, phát triển, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho KNĐMST của tỉnh.

. Huấn luyện viên, cán bộ phụ trách KNĐMST; cá nhân, nhóm cá nhân (từ 03 – 05 thành viên, trong đó có 01 nhóm trưởng) có ý tưởng, dự án KNĐMST tham gia các hoạt động KNĐMST của tỉnh.

2. Tổ chức hỗ trợ ươm tạo, phát triển, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho KNĐMST có người đứng đầu có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; có ít nhất 01 năm hoạt động; cung cấp dịch vụ, đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất 01 tỷ đồng cho từ 03 tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST trở lên; có quy trình hỗ trợ KNĐMST phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoặc lĩnh vực hoạt động đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp có ý tưởng, dự án KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST (có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu).

1. Hỗ trợ tối đa đến 100% kinh phí nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 300 triệu đồng, để thực hiện các hoạt động phục vụ công tác quản lý Chương trình, cụ thể:

– Xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử KNĐMST;

– Xúc tiến xây dựng, vận hành mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho KNĐMST;

– Xây dựng, triển khai Chương trình truyền thông phục vụ phát triển KNĐMST;

– Tổ chức Ngày hội, các phiên chợ, cuộc thi KNĐMST.

2. Hỗ trợ tối đa đến 75% kinh phí nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 400 triệu đồng, để thực hiện các hoạt động sau:

– Tư vấn thành lập tổ chức hỗ trợ ươm tạo, phát triển, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST;

– Sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ cho các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST.

3. Hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng, để thực hiện các hoạt động sau:

– Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật của một số tổ chức hỗ trợ ươm tạo, phát triển, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho KNĐMST;

– Marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ; khai thác thông tin công nghệ, sáng chế;

– Tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, đầu tư, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.

– Đánh giá, định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ do cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, dự án KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.

4. Định mức hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về KNĐMST thực hiện theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015, Quyết định số 90/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định, các dự án KNĐMST trên cơ sở sử dụng kết quả của nhiệm vụ KH&CN, hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh thực hiện theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh và quy định hiện hành liên quan.

Vui lòng quét mã QR để tải tài liệu:

Các tin tức khác